kW và kVA khác nhau như thế nào 1
kW và kVA khác nhau như thế nào?
Đây là câu hỏi đầu tiên trong 9 câu hỏi thường gặp khi mua máy phát điện.
kW=PF(0,8) x kVA hoặc kVA=kVA/PF.
Từ công thức trên ta có thể thấy sự khác nhau giữa kW (kilo wat) và kVA(kilo Volt Ampe) là hệ số công suất (PF). Vì vậy so về số học, kVA sẽ cao hơn KW.
Wat viết tắt là W, đơn vị đo công suất, kW =1000W, tuy nhiên trong máy phát điện xoay chiều kW là đơn vị đo công suất thực.
Volt Ampe viết tắt là VA, kVA = 1000VA đơn vị đo công suất dòng điện, còn trong máy phát điện xoay chiều kVA là đơn vị đo công suất biểu kiến.
Tại Việt Nam khi nhắc đến công suất tiêu thụ của thiết bị điện thường tính là đơn vị kW. Tuy nhiên trong các báo giá máy phát điện thường ghi công suất của tổ máy phát điện là kVA, còn kW được ghi trong phần công suất của động cơ.
Nhiều catalog máy phát điện xuất xứ các nước G7 ghi công suất máy phát điện là mã lực (HP horse power):
1HP = 0,736kW, 1kW=1,36HP
Ví dụ: Động cơ có công suất là 500HP thì tương đương với 368kW và tương đương 460kVA
Hệ số công suất là gì?
Hệ số công suất (PF) là tỉ lệ giữa công suất thực kW và công suất biểu kiến theo công thức trên. PF không có đơn vị đo riêng, nó có giá trị từ 0-1. Hệ số công suất của máy phát điện 3 pha là : 0,8 (Không phẩy tám)
Định nghĩa theo dòng điện xoay chiều: Khi dòng xoay chiều có dạng hình sin lý tưởng, hệ số công suất là cossin của góc lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế của dòng xoay chiều. Do vậy trên thực tế người ta hay ghi hệ số công suất là Cos phi.
Định nghĩa về công suất liên tục và công suất dự phòng ?
Máy phát điện dự phòng là máy phát điện cung cấp nguồn năng lượng điện trong những trường hợp khẩn cấp và khi có sự cố mất điện lưới. Trong danh mục thiết bị của nhiều Hồ sơ yêu cầu (đấu thầu) có ghi từ “máy phát điện dự phòng” thay vì chỉ ghi là máy phát điện. Câu hỏi thường gặp khi mua máy phát điện của khách hàng hay có sự nhầm lẫn giữ công suất dự phòng mà máy phát điện dự phòng.
Công suất liên tục (Prime Power): Cung cấp điện năng liên tục với tải cơ sở không thay đổi và thời gian chạy trong khoảng 12 giờ đồng hồ. Trong khi đó Công suất dự phòng (Stand-by Power) áp dụng cho trường hợp quá tải và thời gian chạy trong vòng 1 giờ đồng hồ hoặc ít hơn.
Thông thường: công suất dự phòng = Công suất liên tục x 1,1
Ví dụ: Máy phát điện công suất liên tục là 100kVA, lúc đó công suất dự phòng là 110kVA. Nếu quá tải, máy phát điện sẽ cung cấp điện năng 110kVA trong vòng 1 giờ hoặc ít hơn.
ATS là gì và Tủ ATS có tác dụng gì?
ATS viết tắt của từ Automatic Transfer Switch: chuyển nguồn tự động.
Tủ ATS ( Chuyển nguồn tự động)
Tủ ATS là Tủ chuyển nguồn tự động. Khi có sự cố mất điện lưới Tủ tự động chuyển nguồn điện lưới sang nguồn điện của máy phát điện và đồng thời phát tín hiệu khởi động tới máy phát điện. Khi có điện lưới, hệ thống sẽ tự chuyển nguồn điện trở lại như ban đầu và tự động tắt máy phát.
Vận hành và chạy thử máy phát điện cần những gì?
Phải có một máy phát điện
Bộ chuyển nguồn khi mất điện: Cầu giao đảo chiều hoặc tủ ATS
Dây cáp: kết nối nguồn điện từ máy phát điện vào bộ chuyển nguồn
Dây tín hiệu: dây nhỏ cung cấp tín hiệu điều khiển trong trường hợp dùng tủ ATS
Dầu Diesel: Khoảng 30% dung tích bình nhiên liệu
Nhớt động cơ: Theo đúng thông số của máy phát điện
Nước làm mát động cơ nếu có.
Làm cách nào để tăng công suất của máy phát điện ?
Công suất tối đa của máy phát điện là cố định theo từng máy. Vì vậy không thể tăng công suất lên được. Tuy nhiên trong trường hợp công suất phụ tải tăng lên đang kể thì chúng tôi có phương án hòa đồng bộ song song khi mua thêm 1 hoặc 2 máy phát điện nữa.
Leave a Comment