Thay dầu máy phát điện theo định kì để tăng hiệu quả hoạt động

Thay nhớt định kì cho máy phát điện

Thay dầu định kì : Duy trì hiệu quả hoạt động

Thay dầu máy phát điện là một công việc bảo dưỡng định kỳ rất quan trọng trong việc vận hành máy phát điện. Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất để kéo dài tuổi thọ động cơ. Đảm bảo hiệu suất hoạt động và tiết kiệm chi phí về lâu dài.

Vì sao  cần phải thay dầu máy phát điện?

Bôi trơn động cơ

Dầu nhớt giúp bôi trơn các bộ phận kim loại bên trong động cơ, giảm ma sát giữa các chi tiết chuyển động. Nếu không thay dầu định kỳ, dầu sẽ mất độ nhớt và không còn khả năng bôi trơn. Gây mài mòn nhanh chóng và hư hỏng động cơ.

Giúp làm mát động cơ

Dầu nhớt hỗ trợ làm mát động cơ bằng cách phân tán nhiệt sinh ra trong quá trình hoạt động. Khi dầu bị cũ hoặc cạn, khả năng làm mát giảm sút. Dẫn đến tình trạng nóng máy, quá nhiệt và có thể gây cháy piston, bó máy.

Làm sạch và cuốn trôi cặn bẩn

Trong quá trình vận hành, dầu có nhiệm vụ cuốn theo bụi kim loại, muội than và tạp chất ra khỏi các chi tiết máy. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, dầu sẽ bẩn và mất tác dụng. Nếu không thay thế kịp thời sẽ khiến cặn bẩn tích tụ, làm tắc nghẽn các chi tiết nhỏ.

Ngăn ngừa gỉ sét và ăn mòn

Dầu nhớt còn chứa các phụ gia chống gỉ và chống oxy hóa. Khi dầu xuống cấp, động cơ dễ bị gỉ sét và ăn mòn bởi độ ẩm và không khí, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ máy.

Tránh hư hỏng nghiêm trọng, tiết kiệm chi phí sửa chữa

Không thay dầu đúng kỳ có thể gây ra các sự cố lớn như bó máy, cháy bạc, kẹt piston. Việc sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận này thường tốn kém gấp nhiều lần so với chi phí thay dầu định kỳ.

Dầu bôi trơn đóng vai trò quan trọng đối với máy phát điện
Dầu bôi trơn đóng vai trò quan trọng đối với máy phát điện

Lịch thay dầu máy phát điện khuyến nghị

Lịch thay dầu máy phát điện khuyến nghị thường được đưa ra dựa trên loại máy, công suất, tần suất sử dụng và hướng dẫn của nhà sản xuất.

Đối với máy mới – Giai đoạn “rodai”

Sau 20–50 giờ đầu tiên hoạt động, máy mới cần thay dầu sớm để loại bỏ cặn bẩn, mạt kim loại do ma sát giữa các chi tiết mới lắp ráp. Đây là lần thay dầu quan trọng nhất trong việc bão dưỡng máy phát điện định kì.

Sau khi rodai – Lịch thay định kỳ

Loại máy Thay dầu sau mỗi… Ghi chú
Máy phát điện mini (1–5kVA) 100 – 150 giờ hoạt động Hoặc mỗi 3 tháng nếu dùng không liên tục
Máy phát điện công nghiệp nhỏ 150 – 200 giờ hoạt động Nên kiểm tra dầu mỗi tháng
Máy phát điện công nghiệp trung/lớn 250 – 300 giờ hoạt động Hoặc mỗi 3 – 6 tháng tùy môi trường sử dụng
Máy phát điện chạy liên tục 24/7 100 – 200 giờ hoặc 1 tháng Yêu cầu bảo dưỡng nghiêm ngặt hơn

Ngoài thay dầu, cần kiểm tra hoặc thay thế thêm nhũng bộ phận gì?

Lọc dầu: Thay sau mỗi 2 lần thay dầu hoặc theo hướng dẫn nhà sản xuất.

Lọc nhiên liệu, lọc gió: Kiểm tra và vệ sinh định kỳ, thay nếu bẩn.

Mức dầu và độ sạch dầu: Kiểm tra trước mỗi lần khởi động máy.

Dầu nhớt máy phát điện
Dầu nhớt máy phát điện

Các yếu tố ảnh hưởng đến tần suất thay dầu

Môi trường nhiều bụi, ẩm, nhiệt độ cao: Nên rút ngắn chu kỳ thay dầu.

Tải nặng, vận hành liên tục: Thay dầu thường xuyên hơn.

Dầu nhớt chất lượng thấp: Cần thay sớm hơn do nhanh xuống cấp.

Khi thay dầu máy phát điện, cần chú ý những điều gì ?

Chọn đúng loại dầu nhớt

Khi thay dầu nhớt, cần chọn loại dầu phù hợp với loại động cơ. Dầu cho máy chạy xăng khác với dầu cho máy chạy diesel. Chọn đúng cấp độ nhớt cũng là một điều đáng để quan tâm. Thông thường, người dùng sẽ chọn các loại nhớt là SAE 10W30, 15W40. Tùy vào khí hậu và hướng dẫn của nhà sản xuất để đưa ra lựa chọn thích hợp cuối cùng . Nên chọn dầu chất lượng cao, có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng, tránh dùng dầu tái chế hoặc không rõ xuất xứ.

Tổng hợp các loại dầu bôi trơn
Tổng hợp các loại dầu bôi trơn

Thay dầu khi máy đã nguội hoặc còn hơi ấm

Tránh thay dầu lúc máy còn nóng để không bị bỏng. Nếu máy quá lạnh, có thể chạy không tải vài phút để dầu loãng ra, dễ thoát hơn.

Vệ sinh sạch trước và sau khi thay

Khi thay dầu cần chú ý lau sạch khu vực quanh nắp châm dầu, que thăm dầu, ốc xả dầu. Tránh để bụi bẩn rơi vào động cơ. Đảm bảo ốc xả được siết chặt sau khi xả hết dầu cũ, tránh rò rỉ.

Kiểm tra mực dầu chính xác

Dùng que thăm dầu để kiểm tra mức dầu sau khi châm. Dầu phải nằm trong khoảng “Min – Max”, không thiếu cũng không thừa. Nếu cung cấp quá nhiều dầu có thể gây sục dầu, sinh bọt, nóng máy.

Thay lọc dầu định kỳ

Không nên chỉ thay dầu mà bỏ qua lọc dầu – vì lọc dầu bẩn sẽ làm dầu mới nhanh mất tác dụng. Người ta thường thay lọc sau mỗi 2 lần thay dầu, hoặc theo hướng dẫn cụ thể.

Xử lý dầu cũ đúng cách

Dầu cũ là chất thải nguy hại, không được đổ ra môi trường. Sau khi thực hiện thay dầu thì nên thu gom dầu cũ và giao cho đơn vị xử lý chuyên nghiệp hoặc điểm thu hồi dầu thải.

Luôn tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Mỗi dòng máy có thể có yêu cầu riêng về loại dầu, dung tích, vị trí ốc xả/châm dầu. Nếu thay sai loại hoặc sai quy trình có thể gây hư hỏng máy phát điện nghiêm trọng.

Ở đâu bán máy phát điện nhập khẩu chính hãng ?

Trường Phát Tech – Nơi bán máy phát điện chính hãng, nhập khẩu

SĐT liên hệ : 0945.989.313

Email giải đáp thắc mắc : mayphatdientruongphatchinhhang@gmail.com

 

Post a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *